Đau tay là điều không thể tránh khỏi khi chơi Kalimba

Học chơi đàn Kalimba nói riêng hay nhạc cụ có dây nói chung, thì vấn đề đầu tiên ai cũng sẽ gặp phải đó là đau tay! Việc bạn đau tay là một phản ứng rất bình thường, bạn sẽ không đau như vậy cả đời đâu, vì cơ thể bạn sẽ dần dần thích nghi với việc bấm những phím đàn căng cứng của Kalimba thôi.

Các ngón tay sau khoảng 2 tuần tập đàn siêng năng thì sẽ bắt đầy sẽ chai dần, một lớp da dày sẽ xuất hiện giúp bạn đỡ đau hơn nhiều. Thế nhưng bạn vẫn có cách để cho việc tập đàn ban đầu dễ chịu hơn nhiều, sau đây là các cách bấm phím đàn Kalimba không đau tay cho người mới tập.

 

1.Nguyên nhân gây đau tay khi mới đầu chơi đàn Kalimba

 Nếu  hỏi bất cứ ai đã học chơi Kalimba được một thời gian hay học những nhạc cụ khác thì vấn đề đầu tiên họ thường gặp phải đó chính là đôi tay bị đau nhức. Các phím đàn của Kalimba khá cứng cho nên khi bạn bấm hợp âm hay gảy đàn thường sẽ bị đau ở đầu ngón tay. Tuy nhiên đây là một phản ứng vô cùng bình thường, cũng giống như khi bạn mới tập tạ thì bạn sẽ bị mỏi cơ, khi ép dẻo thì bạn sẽ bi đau dây chằng và các cơ chứ lý do nhiều khi không phải do bạn luyện tập sai.

Những cơn đau tay khi chơi đàn sẽ biến mất nhanh chóng vì cơ thể của chúng ta sẽ dần thích nghi với việc bấm những phím đàn căng cứng của Kalimba. Sau khoảng hai tuần, các ngón tay bắt đầu chai  đi, một lớp da dày (chai tay) xuất hiện sẽ giúp bạn đỡ đau hơn rất nhiều.Chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm bớt đi tình trạng này nếu biết cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay khi mới đầu luyện đàn để việc học tập sẽ trở nên dễ chịu, thoải mái hơn.

 

2.Cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay

-Tập bấm phím đàn nhiều lần

 Luyện tập chơi Kalimba thường xuyên để tay bạn hình thành vết chai sớm. Bạn hãy tập bấm phím đàn, bấm theo các phím cơ bản và các bài luyện ngón sẽ giúp tay bạn làm quen với các phím đàn. Không ai mới bắt đầu tập mà bấm chuẩn và đủ lực được, khi luyện tập nhiều lần sẽ giúp bạn chạy phím nhanh hơn và tay bạn sẽ trở nên khỏe hơn. Để có cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay thì bạn hãy thả lỏng đôi tay, các ngón tay, ấn xuống một lực đủ mạnh để dây chạm vào phím đàn.

-Kiên trì và chăm chỉ luyện tập

Nếu bạn chỉ luyện tập vài ngày rồi vì đau tay mà bỏ cuộc thì thật đáng tiếc. Tuy nhiên khi chúng ta luyện tập theo hướng “rải ngày” môt thời gian tập sau đó nghỉ chơi vài tuần thì bạn sẽ lại bị đau tay như thường. Trong thực tế, chỉ cần bạn cứ kiên trì luyện tập đều đặn, vết chai trên tay không biến mất thì không bao giờ bạn phải lo lắng về vấn đề làm sao tìm ra cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay nữa. Chìa khóa để hình thành vết chai đó chính là chơi đàn Kalimba thường xuyên và không được bỏ dở.

-Chú ý đến độ dài của móng tay

Hầu hết những người mới học ít để tâm đến vấn đề móng tay của mình. Song, đây là một trong những yếu tố quan trọng và cần phải chú ý để có cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay. Độ dài của móng tay sẽ ảnh hưởng đến quá trình tập chơi Kalimba của bạn, nên để móng tay quá dài vừa phải để tạo ra âm thanh hay của đàn, nhưng đừng để quá dài, nó sẽ gây trở ngại trong chính việc học và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Móng tay hợp lý giúp tạo âm thanh hay

Móng tay hợp lý giúp tạo âm thanh hay

 

-Không nên bấm phím quá mạnh

Những người mới tập ngón tay thường không đủ lực nên gảy các phím không rõ âm, vì thế nên thường thì sau khi tập được một thời gian các bạn lại bị lỗi bấm quá mạnh. Bấm vừa lực sao cho khi gảy không quá nhỏ là được, chứ nếu bạn bấm quá mạnh thì chỉ phí sức và càng làm cho bạn đau hơn một cách không cần thiết. Điều chỉnh lực một cách hợp lý giúp việc có cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay nhìn vậy cũng phải tập chứ không phải cứ bấm thật mạnh là đúng đâu nha!

-Chế độ nghỉ ngơi hợp lí

Hầu hết phần lớn người mới tập chơi đàn, dành rất nhiều thời gian cho việc luyện tập liên tục, nhưng thực chất nó chẳng những không tiến bộ mà còn làm bạn đau tay hơn. Lý do đơn giản là nếu bạn tập liên tục, tay bạn sẽ bị sưng, đau và hôm sau không thể tập được nữa, quá trình tập bị ngắt quãng khiến bạn khó mà thẩm thấu các kỹ năng chơi đàn bằng việc tập đều mỗi ngày 1 tiếng thay vì tập liên tục không nghỉ ngơi để có cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay

-Cẩn thận với cấc ngón tay

Trong khi học tập, chúng ta nên bảo vệ các ngón tay của mình. Nếu như bị một vết cắt nhỏ hay các ngón tay bị sưng thì cũng có thể ảnh hưởng đến việc luyện tập của người chơi. Thậm chí chúng ta phải ngừng chơi Kalimba trong một vài ngày để chữa trị vết thương mới có thể đàn tiếp.

-Chơi đàn đúng tư thế

Hãy chắc chắn rằng bạn chơi đàn Kalimba đúng tư thế, cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay là ngón tay bấm phím đúng cách. Khi ngón tay bị đau có thể khiến bạn thay đổi cách chơi đàn và lướt phím, bạn có thể còn bị chơi sai cách và mắc những lỗi cơ bản khó sửa về sau.

Thời gian luyện tập và tư thế cầm đàn phù hợp giúp người chơi thoải mái hơn

Thời gian luyện tập và tư thế cầm đàn phù hợp giúp người chơi thoải mái hơn

3. Bốn cách làm giảm đau tay khi học đàn Kalimba

- Dùng nước ấm pha muối loãng

Việc sử dụng nước ấm pha chút muối loãng để ngâm các ngón tay sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào tình trạng này.

Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ cần pha muối với nước ấm, sau đó khi chơi đàn xong hãy ngâm đôi tay của mình khoảng 15- 20 phút mỗi ngày. Trong khi ngâm các ngón tay, mát xa nhẹ nhàng để đạt hiệu quả. Đây là cách mà rất nhiều người đi trước áp dụng để có cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay, giảm thiểu tình trạng đau tay khi mới tập Kalimba

-Dùng giấm táo

Giấm táo giúp làm tê các cơn đau. Sử dụng giấm táo chữa đau ngón tay cũng là một cách phổ biến được không ít người áp dụng. Chỉ cần ngâm ngón tay trong giấm táo khoảng 30 giây đến 1 phút sau khi luyện tập sẽ rất có tác dụng. Bên cạnh đó, giấm táo còn chữa cháy nắng cho da và chữa viêm họng.

-Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm đau

Các phụ kiện này sẽ giúp ngón tay bạn không bị đau trong một khoảng thời gian luyện tập. Nhưng lại không cho bạn sự cảm âm tốt nhất trên các phím đàn. Cái này không cần thiết lắm về cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay, nên bạn cũng đừng qua bận tâm đến việc tìm mua sản phẩm để hỗ trợ giúp đỡ đau tay. Các bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng trong thời gian đầu tập luyện. Ai chơi đàn thời gian đầu cũng vậy, mới tập thì tay đau vài tuần, nhưng lâu dần sẽ quen với đàn.

-Dùng băng y tế dán (gạc, băng argo) vào các đầu ngón tay trước khi chơi đàn

 Đây cũng là một cách khá thú vị giúp bạn có cách bấm phím đàn Kalimba không bị đau tay. Dùng băng y tế hay gạc để dán vào đầu các ngón tay trước khi chơi đàn. Sau khoảng 1 tuần thì không dùng cách này nữa mà bắt đầu tập quen dần sẽ thấy đỡ hẳn với lúc đầu.

 

Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có những tìm hiểu chi tiết hơn về cách bấm phím đàn Kamiba không bị đau tay. Để mua được sản phẩm đàn Kamiba chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng với chất lượng uy tín bạn có thể lựa chọn nhà Kalinh của chúng tôi. Đơn vị chuyên nhập khẩu, phân phối đàn Kamiba trên toàn quốc. Mọi thông tin vui lòng liên hệ đến với kalinh.com để được tư vấn và hỗ trợ!

Tư vấn sản phẩm: 

>> 08.8858.8358 - 08.8958.8358 <<

Phiêu âm nhạc mọi lúc mọi nơi - Đàn nhỏ gọn thuận tiện di chuyển - Nhiều mẫu mã, độc đáo

Xem tất cả sản phẩm:

  >> Đàn Kalimba >> 

 >>  Phụ kiện đàn Kalimba >> 

 >> Bảo dưỡng đàn Kalimba >>  

 Ship hàng toàn quốc tận nhà -> Kiểm hàng -> Nhận hàng -> Thanh toán

Conbo Quà Tặng Theo Đàn Kalimba Kalinh

Tư vấn sản phẩm: 

>> 0906 399 091 - 08 8858 8358 - 08 8958 8358 <<

Phiêu âm nhạc mọi lúc mọi nơi - Đàn nhỏ gọn thuận tiện di chuyển - Nhiều mẫu mã, độc đáo

Xem tất cả sản phẩm:

 >> Đàn Kalimba <<

 >>  Phụ kiện đàn Kalimba <<

 >> Bảo dưỡng đàn Kalimba <<

 >>Thư Viện Tab Nhạc Kalimba <<

 Ship hàng toàn quốc tận nhà -> Kiểm hàng -> Nhận hàng -> Thanh toán

KaLinh - Chuẩn Chất Chill - Đàn Chất Lượng

Địa chỉ: 152 Nguyễn Văn Công, P.3, Q. Gò Vấp, TPHCM

Link Lazada : Shop KaLinh.com

Email: kalinh.tk@gmail.com

Youtube : KaLinh Kalimba

Hotline: 0906 399 09108 8858 8358 - 08 8958 8358


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng