Chơi kalimba đúng cách

Bài viết sau đây là một số gợi ý dành cho người mới bắt đầu tập chơi kalimba để tránh việc bị đau tay hoặc mỏi trong quá trình chơi đàn. 

HƯỚNG DẪN CHƠI KALIMBA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ ĐAU TAY?

Nhiều loại nhạc cụ trên thế giới hiện nay đang dần du nhập vào thị trường Việt Nam tạo nên một làn gió mới trong “làng nhạc cụ” giải trí. Cũng giống như Ukulele, đàn Kalimba cũng đang được giới trẻ săn đón nồng nhiệt. Đặc biệt là những người đam mê chơi Kalimba và đã tìm hiểu qua trước đó.

Với thiết kế nhỏ xinh, âm thanh trong trẻo, độ vang lớn phù hợp với các dòng nhạc pop, country, classic,... Đàn Kalimba đã tạo một điểm nhấn mới cho thị trường nhạc cụ Việt. Vì thế, đàn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những chuyến dã ngoại, du lịch mà người chơi không phải lo mang đi cồng kềnh. 

Tham khảo thêm: >> Một số lợi ích của việc mang kalimba đi phượt <<

Để hiểu rõ hơn về xuất xứ của đàn Kalimba cũng như cách chơi Kalimba đúng cách không bị đau tay thì mời các bạn cùng xem qua bài viết dưới đây.

                            hướng dẫn chơi kalimba đúng cách                      

kalinh - hướng dẫn chơi kalimba đúng cách cho người mới bắt đầu tập chơi 

Nhạc cụ Kalimba là gì? Kalimba có xuất xứ từ đâu?

Nhạc cụ Kalimba là loại nhạc cụ được làm bằng gỗ. Đàn gồm bảng âm thanh và phím kim loại. Kalimba được thiết kế nhiều loại khác nhau như đàn kalimba 15 phím, 17 và 19 phím. Trong đó, đàn kalimba 17 phím là loại đàn được sử dụng phổ biến nhất. 

Nghe tới cái tên Kalimba mọi người sẽ hình dung tới một đất nước nào đó ở vùng Châu Phi, đúng vậy, Kalimba có xuất xứ từ châu Phi. Đàn Kalimba được coi là một trong những nhạc cụ dân tộc của châu Phi (giống như Việt Nam có cồng chiêng, đàn tranh).

Đàn Kalimba có nguồn gốc từ Zimbabwe, thuộc Châu Phi cách đây khoảng 1.000 năm trước. Khi phân loại nhạc cụ, Kalimba thuộc thể loại nhạc cụ lamello phones hoặc idiophones (hay còn được biết là hệ thống Hornbostel-Sachs).

Kalimba đã trở thành loại nhạc cụ thể hiện nền văn hoá Châu Phi và được xếp trong loại nhạc cụ di sản. Đàn Kalimba trước đây được làm chủ yếu bằng chất liệu gỗ hoặc tre. 

Đàn thường xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo, đám cưới và các buổi văn nghệ họp mặt xã hội ở Châu Phi. 

Mỗi chiếc đàn Kalimba ở mỗi nước sẽ sản xuất khác nhau, tạo ra những âm thanh đặc trưng, không trộn lẫn.

Tham khảo thêm: >> Một số mẫu đàn kalimba có sẵn << 

Cách chơi Kalimba không bị đau tay

Các bạn khi mới bắt đầu tập chơi Kalimba chắc hẳn ai cũng sẽ gặp phải trường hợp bị đau tay khi chơi đàn. Vậy thì nguyên nhân là do đâu, và cách chơi Kalimba như thế nào để không bị đau tay. Dưới đây mình xin chia sẻ với các bạn một vài tips nhỏ giúp các bạn chơi đàn mượt mà hơn và tránh bị đau tay.

Gảy đàn đúng cách để tránh bị đau tay

Người chơi Kalimba thường sẽ dùng các phần móng của ngón cái để gảy phím đàn. Tránh dùng phần thịt móng gảy đàn.

 Lý do: thịt trên ngón tay của chúng ta chắc chắn mềm hơn phím đàn kalimba, nên tay mình bị đau là chuyện đương nhiên.

Đầu thịt móng tay tạo ra âm thanh sẽ không đủ vang và âm không trong trẻo như vốn có tiếng đàn Kalimba. Bạn có để ý nhiều người chơi khác nhau, trên cùng một loại đàn nhưng vẫn tạo ra âm sắc khác nhau. Có người chơi Kalimba tạo ra âm thanh kalimba trong trẻo, có người không, có người lại quá réo rắt vì móng tay dài….

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phím gảy đàn để hỗ trợ.

hướng dẫn chơi kalimba đúng cách

 Hướng dẫn cách cầm đàn kalimba sao cho đúng cách tránh bị mỏi tay 

Móng tay lý tưởng để chơi Kalimba là từ 2 -3 mm

Tránh cắt móng tay quá sát

Móng tay khi cắt quá sát sẽ làm tăng sự tổn thương trên đầu ngón tay của bạn đồng thời cũng không tốt có sức khỏe nhé. Khi gảy đàn áp lực của các phím đàn lên đầu ngón tay sẽ làm ngón tay bị đau. Đây là vấn đề đa số các bạn chơi Kalimba thường không để ý.

Tham khảo thêm: >> Một số lưu ý về cách bảo vệ móng khi chơi kalimba <<

Học cách điều khiển lực của ngón tay khi chơi  Kalimba 

Muốn tạo ra được âm kalimba trong trẻo, vang ấm tốt nhất thì ngoài độ dài của móng tay, người chơi Kalimba còn phải  chú ý đến lực của ngón tay, sự uyển chuyển và điều khiển lực của ngón tay tốt sẽ giúp bài đàn của bạn mượt mà hơn. 

Sắp xếp thời gian tập đàn và nghỉ ngơi hợp lý.

Một số trường hợp bạn bị đau vì tập quá nhiều trong thời gian dài, hoặc lúc tập lúc nghỉ, cường độ không đều khiến cơ bắp của mình không hiểu được chế độ hoạt động mà thích nghi.

 Vì vậy, không chỉ Kalimba mà còn cả Piano cũng như các nhạc cụ khác. Tập luyện và nghỉ ngơi, thả lỏng đều đặn là điều phải làm.

Trên đây là những điều bạn nên tránh để không bị đau tay khi chơi Kalimba cũng như cách để tạo được âm thanh kalimba tốt nhất. 

 

KaLinh - Chuẩn Chất Chill - Đàn Chất Lượng

Địa chỉ: 152 Nguyễn Văn Công, P.3, Q. Gò Vấp, TPHCM

Link Lazada : Shop KaLinh.com

Email: kalinh.tk@gmail.com

Youtube : KaLinh Kalimba

Hotline: 08 8858 8358 - 08 8958 8358


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng