Kĩ thuật chơi đàn Kalimba

Có xuất thân từ Châu Phi, đàn Kalimba là một trong những nhạc cụ dễ chơi và có âm thanh mới lạ trong thế giới nhạc cụ. Chơi đàn không chỉ đem đến cho người chơi sự trải nghiệm, khám phá thú vị mới lạ, mà còn là một quá trình nghiên cứu về kĩ thuật chơi đàn Kalimba đúng cách, làm thế nào để di chuyển âm thanh trên các phím đàn đơn giản nhất. Và điều này cũng không hề khó, bởi dưới đầy là bài viết chia sẻ đến các bạn về kĩ thuật chơi đàn Kalimba.

1.     Nhận diện đàn, nhận diện nốt

Khi mới mua kalimba về, bạn hãy dành nhiều thời gian để làm quen với các phím đàn và âm thanh của nó. Hãy thử gẩy một nốt nhiều lần, sau đó thử đàn theo thứ tự từ nốt thấp nhất lên nốt cao nhất và ngược lại. Như vậy, bạn sẽ có thể nhớ được vị trí sắp đặt nốt trên Kalimba cũng như âm thanh của từng nốt

Bước đầu trong kĩ thuật chơi đàn Kalimba này được xem như bài học vỡ lòng khi bắt đầu chơi Kalimba. Số lượng nốt nhạc hay số lượng thanh dây kim loại là yếu tố phân loại đàn,vì  mỗi thanh dây tương ứng một nốt.

Kalimba có 4 loại đàn cơ bản:

-         Đàn kalimba 17 phím

-         Đàn kalimba 15 phím

-         Đàn kalimba 7 phím

-         Đàn kalimba 10 phím

Từg loại đàn sẽ có nốt nhạc khác nhau, kĩ thuật chơi đàn Kalimba khác nhau. Chẳng hạn như đối với một Kalimba 17 nốt cơ bản, nốt Đồ (C) sẽ đứng giữa các phím còn lại, dịch qua trái nốt Đồ là nốt Rê (D), dịch lại qua phải nốt Đồ là nốt Mi (E), rồi dịch lại qua trái là nốt Fa (F), cứ thay phiên trái phải như vậy cho tới hết 17 phím.

2. Điều chỉnh các nốt nhạc Kalimba

Nếu là ngày xưa, cần có một người có kĩ thuật chơi đàn Kalimba tốt test nốt nhạc mới có thể điều chỉnh nốt nhạc Kalimba thì giờ với công nghệ hiện đại, bạn chỉ cần tải app Kalimba turn về điện thoại. Đối chiếu các nốt nhạc của đàn Kalimba vào app là được. Nếu app hiện các nốt xanh chứng tỏ việc hiệu chỉnh nốt nhạc của bạn đã thành công. Nếu app không hiện màu xanh, hiện màu đỏ ở một vài nốt nhạc, chứng tỏ các nốt ấy quá trầm hoặc quá cao. Nốt quá cao, có thể dùng búa đi kèm đàn gõ nhẹ xuống và nốt trầm gõ ngược lên. Sự điều chỉnh đó còn tiếp tục cho đến khi các nốt âm về trạng thái chuẩn là bước tiếp theo để có kĩ thuật chơi đàn Kalimba hoàn hảo.

 

Bài nhạc hay là bài nhạc của những nốt nhạc đúng

Bài nhạc hay là bài nhạc của những nốt nhạc đúng

3.     Học các bài nhạc dễ, đánh chậm để quen với khuôn nhạc

Học các bài dễ chính là kĩ thuật chơi đàn kalimba hiệu quả nhất. Tiếp theo đó hãy nghĩ tới việc chơi những bản nhạc phức tạp hơn. Một lưu ý nhỏ dành cho bạn: nếu đàn Kalimba có nhiều dây – nhiều nốt thì bạn có thể chơi được nhiều bài nhạc hơn và mức độ phức tạp các nốt nhạc cũng sẽ tăng lên.

Để chơi được đàn kalimba thì người chơi cần phải giữ hai bên của soundboard trong lòng bàn tay. Sau đó để ngón tay cái tự do uốn cong và nhả phím với một chuyển động đi xuống. Ngón cái bên phải của người chơi hoạt động phía bên phải đàn, trong khi tám lưỡi bên trái được phát ra bởi ngón cái bên trái. Nhạc cụ được điều chỉnh khoảng một thang độ.

Chỉnh phím đàn là một điều cũng không kém phần quan trọng trong kĩ thuật chơi đàn Kalimba. Sau khi dán note xong thì chớ vội chơi, mà hãy kiểm tra và chỉnh lại phím đàn trước.

Bắt đầu từ phím dài nhất ở giữa bàn phím và các cạnh xen kẽ khi bạn di chuyển ra ngoài với bước di chuyển đầu tiên sang trái, thang điểm G bắt đầu từ mức độ thứ ba của nó được tạo ra. Phạm vi của nhạc cụ là từ C1 đến E6 (tone C ) và B3 đến #D6 ( tone B) . Ngón giữa của mỗi bàn tay có thể được sử dụng để mở và đóng các lỗ phía sau đàn để tạo hiệu ứng rung ( luyến) hoặc '' wow ''.

Khi bạn đã chơi quen tay rồi, bạn có thể kết hợp tập kĩ thuật wah wah là một trong những kĩ thuật chơi đàn Kalimba đơn giản và thú vị, kĩ thuật này giúp tiếng đàn của bạn đa dạng hơn. Và để sử dụng kĩ thuật wah wah này, ở mặt lưng của kalimba có 2 lỗ thoát âm, bạn dùng ngón tay đóng mở liên tục lỗ thoát âm này lại sẽ tạo ra tiếng wah wah.

 

4.     Phong thái chơi đàn 

-         Tư thế cầm đàn

Cầm đàn bằng hai bàn tay, ngón cái bạn đặt trên các phím đàn, hai ngón trỏ đặt song song và tỳ vào hai cạnh bên của đàn. Các ngón tay còn lại, các bạn đặt vào mặt sau của đàn sao cho thoải mái để đạt chuẩn kĩ thuật chơi đàn Kalimba. Lưu ý người mới chơi thì không nên che hai lỗ thoát âm ở mặt sau của kalimba.

-         Động tác gảy đàn

Các bạn dùng phần móng của ngón cái để gảy các phím đàn. Nếu các bạn không để móng thì có thể dùng phần thịt cũng được, tuy nhiên khi chơi lâu thì sẽ bị đau tay và tiếng sẽ không được to.

-         Trang phục

Để toát lên khí chất cây đàn cũng như kĩ thuật chơi đàn Kalimba và thần thái của người chơi đàn, bạn cũng nên chú ý quần áo, trang phục của mình khi trình diễn bản nhạc yêu thích. Nó sẽ làm tăng sự hứng khởi trong cách học chơi đàn và cách cảm thụ âm nhạc.

Vẻ đẹp của người cầm đàn góp phần tôn thêm vẻ đẹp của Kalimba

Vẻ đẹp của người cầm đàn góp phần tôn thêm vẻ đẹp của Kalimba

Những chia sẻ nhỏ bên trên về các kĩ thuật chơi đàn Kalimba, hy vọng qua đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương thức chơi đàn một cách hoàn mĩ nhất. Nhưng nếu muốn sở hữu một chiếc đàn ưng ý và phù hợp với bản thân thì mua ở đâu. Đừng lo, hãy liên hện đến hotline 0906 399 091 hoặc truy cập vào website: kalinh.com để được tư vấn và tham khảo những mẫu sản phẩm mới nhất nhé !

Tư vấn sản phẩm: 

>> 08.8858.8358 - 08.8958.8358 <<

Phiêu âm nhạc mọi lúc mọi nơi - Đàn nhỏ gọn thuận tiện di chuyển - Nhiều mẫu mã, độc đáo

Xem tất cả sản phẩm:

  >> Đàn Kalimba >> 

 >>  Phụ kiện đàn Kalimba >> 

 >> Bảo dưỡng đàn Kalimba >>  

 Ship hàng toàn quốc tận nhà -> Kiểm hàng -> Nhận hàng -> Thanh toán

KaLinh - Chuẩn Chất Chill - Đàn Chất Lượng

Địa chỉ: 152 Nguyễn Văn Công, P.3, Q. Gò Vấp, TPHCM

Link Lazada : Shop KaLinh.com

Email: kalinh.tk@gmail.com

Youtube : KaLinh Kalimba

Hotline: 08 8858 8358 - 08 8958 8358


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng